GĐPT: Con Tim Nào Còn Đầy Nhiệt Huyết?

Post date: Aug 30, 2017 6:19:50 PM

Đối với một đoàn thể có đời sống bền bỉ, tuổi đời kéo dài qua hai phần ba thế kỷ và vượt qua được nhiều thử thách lịch sử như tổ chức Gia Đình Phật Tử chúng ta, mỗi khi nhắc đến, chúng ta, ngoài sựhãnh diện vẫn là nỗi khắc khoải không ngừng về trách nhiệm và bổn phận của mỗi người cho sự trường tồn trong vững mạnh của tổ chức, đặc biệt là trong tình thế chứa đựng nhiều nhân tố biến động như xã hội hiện nay. Mặt khác, được thừa hưởng kết quả tích lũy làm nên sự có mặt hữu ích của đoàn thể, chúng ta không thể quên bao công khó của mấy thế hệ đi trước cũng như những nỗ lực đáng ghi nhận của lớp huynh trưởng hiện thời  trong việc duy trì, mở rộng con đường phục vụ cho sự thăng tiến xã hội và giới trẻ.

Nay, nhân khóa Hội thảo dành cho Huynh trưởng các cấp sắp diễn ra tại Trung tâm Huấn luyện và Tu học Thích Quảng Đức thuộc San Bernadino, với cương vị và trách nhiệm đã nhận lãnh, tôi xin được bày tỏ sự thương mến, trân trọng trong lòng với quý Anh Chị Huynh trưởng tham dự khóa hội thảo, trước khi được phép trình bày đôi điều cùng quý Anh Chị.

Mỗi khi có cơ hội nhắc nhở, chúng ta thường đặt câu hỏi về một viễn kiến tương lai cho đường đi của tổ chức chúng ta sau khi đã có được kế hoạch, chương trình hoạt động cho thời gian trước mắt. Nhưvậy, việc nhìn về tương lai, không chỉ biểu lộ thái độ lạc quan vào sự hiện diện hôm nay của đoàn thểchúng ta  mà còn là sự chuẩn bị cần thiết cho một hướng đi chung đúng đắn và cần thiết trong thời gian sắp tới. Có thể chúng ta sẽ không gặp phải những khó khăn không tiên liệu được hoặc trầm trọng hơn, lâm vào cảnh bế tắc nếu chúng ta biết quan tâm đến việc nhìn xa, nhìn xâu hơn con đường phải đi đến. Như vậy, vấn đề nêu ra là Tổ chức chúng ta sẽ ra sao trong mười năm, hai mươi năm tớí ? Điều này còn có nghĩa chúng ta cần làm những gì cho Tổ chức màu Lam đứng vững nơi xứ ngườì trong mai hậu?

Câu trả lời không là ước đoán vì việc dự hoạch ngay cả phác thảo cho tương lai đều có thể đòi hỏi sựđiều chỉnh cần thiết ngay tự bây giờ hoặc ít nhất là sự chuẩn bị tinh thần cho những hành động như thế.

Như chúng ta đều rõ, sự có mặt và tồn tại của một tổ chức chính là lịch sử của những chướng ngại và  khó khăn mà tổ chức đã phải đương đầu để vượt qua và sống còn. Bao nhiêu trăn trở là bấy nhiêu mơước trước một vận hội mở ra cho chúng ta. Hy vọng rằng, trong khóa hội thảo này với tinh thần “kiến hòa đồng giải”,vấn đề tương lai của tổ chức cũng được nêu ra tương tự việc thăm dò, tìm kiếm một hướng đi giữa lúc sự tiên liệu là yếu tố quan trọng của việc trù tính mọi kế sách lâu dài.

 Mặt khác, riêng tôi, thời gian vừa qua giúp tôi chứng nghiệm thêm tình cảm thêm cố kết giữa những người cùng chung một cái nhìn về việc làm tươi đẹp tình người và tập thể. Tôi có cơ hội dự Trại họp bạn Lam Viên ở vùng Tây Bắc Hoa kỳ với 9 đơn vị tham dự, bao gồm trên 300 Huynh trưởng và Đoàn sinh tụhội tại công viên Rasar State, cách Seattle khoảng 2 giờ di chuyển. Nơi đây, một lần nữa, tôi được thấy tận mắt tinh thần phục vụ và hợp tác chân thành của người Huynh trưởng áo Lam. Ngoài ra, trên đường viếng thăm đơn vị GĐPT Liên Hoa ở thủ phủ Olympia tôi còn được biết một đơn vị sắp chào đời ở Tacoma, đơn vị sinh sau đẻ muộn có tên Từ Tâm. (Xin mờì đọc bài “Chu du, miền Tây Bắc”  của HTr Thị Hưng Đường Hào để biết tường tận). Chưa kể, tại chùa Liên Hoa, hình ảnh thân thương của HTr cấp Tấn Tâm Đẳng Phạm Văn Bình và một em Huynh trưởng tập sự  đã lưu lại trong lòng tôi như kỷ niệm không quên trong chuyến đi tái ngộ những tâm hồn yêu đời mến đạo.

Anh Tâm Đẳng, xuất thân từ hàng Huynh trưởng của mấy thập niên đầu thời kỳ thành lập tổ chức tại vùng Bình Định, Phú Yên, còn tiếp tục sinh họat từ lúc định cư ở Hoa kỳ. Hiện nay, Anh ở trong ban Tham vấn của GĐPT Miền Thiện Minh. Khó có thể hình dung được trọn vẹn tinh thần cống hiến, phục vụTổ chức của người huynh trưởng mà nay lưng đã còng, tóc ngả màu sương, đôi tay gầy guộc. Bóng dáng anh trở nên quen thuộc trong những trại họp bạn, trại huấn luyện hay các khóa Hội thảo, những kỳ Đại hội của Tổ chức. Dù nay đã tròm trèm tuổi tám mươi, Anh vẫn hăng say với nhiệm vụ, với những kế hoạch trước mặt và cho biết  tường tận về đơn vị mới thành lập ở vùng Tacoma nầy. Tiếc vì thời gian eo hẹp, chỉngót 20 phút gặp gỡ trước khi lên đường xuôi Nam, chúng tôi không làm gì khác hơn là hứa hẹn cùng Anh, nay mai có cơ hội thăm chùa Từ Tâm, lễ Phật, thăm Thầy và gặp gỡ đơn vị tân lập tại đây mà duyên tương ngộ đã được người huynh trưởng lão thành này ghi dấu. Khi chia tay, anh Tâm Đẳng còn bày tỏ sựnhiệt thành tin tưởng, với sự nâng đỡ tận tình của TT Phước Tấn và nhà chùa, đơn vị sẽ được hình thành trong thời gian không xa nữa. Tôi lắng nghe với lòng cảm phục, rồi chợt nảy sinh thiện cảm. Trên đường ra phi trường trở về Cali, tôi phát tâm chia sẻ chút tịnh tài vừa mới nhận được. Dù không nhiều nhưng đóng góp nhũn nhặn này cũng đủ góp thêm cho đơn vị mới vài bộ đồng phục, năm ba huy hiệu hoa sen cho các đoàn sinh chân ướt chân ráo nhập bầy.

Nhiệt tâm cũng như nức lòng cống hiến của thế hệ Tâm Đẳng, ai chẳng ngưỡng mộ, trân trọng. Nhưng, bên cạnh đó là những thôi thúc của nhu cầu phát triển của tổ chức trước sự thay đổi về nhiều mặt trong ngoài tại một xã hội mang nhiều dị biệt với xã hội nước nhà nhất là vào thời gian tổ chức Gia đình Phật tử được khai sinh, đã đặt tổ chức chúng ta trước nhiều vấn đề cần cố gắng giải quyết. Chỉ riêng vềmặt nhân sự, vẫn là cần thiết một lớp huynh trưởng trẻ có năng lực, có kiến thức, đáp ứng được vai trò, nhiệm vụ với giới trẻ đương thời. Ngoài ra, trong kế hoạch, chương trình hành động cũng phải có những thay đổi, cải biến sao cho thích ứng.

Điều này, lại cho tôi nhiều hy vọng khi đến thăm đơn vị Liên Hoa, và được giới thiệu một em Huynh trưởng tập sự, khoảng 30 tuổi, có hai đứa con đã gia nhập đơn vị. Em tình nguyện làm Huynh trưởng! Oai chưa! Với tôi, đây là đối tượng mà chúng ta cần phải nhắm tới trong tình trạng thiếu hụt Huynh trưởng cầm đoàn như hiện nay. Có thể nghĩ những bậc phụ huynh đều có ý thức rõ rệt khi đưa con em gia nhập Tổ chức và mong muốn con cái mình lớn lên còn giữ được những nét đẹp văn hóa và đạo đức của tinh thần Phật giáo và nước nhà. Dù thấy em chưa mang huy hiệu hoa sen trắng, chưa có bảng tên, và dường như đơn vị Liên Hoa vừa hồi sinh sau một thời gian gặp khó khăn, tôi vẫn tin tưởng rằng, rồi đây, người Huynh trưởng tập sự này sẽ hăng hái tham dự các  Trại huấn luyện, học hỏi thêm về sinh họat của Tổchức, và để từ đó sẽ có những đóng góp hữu hiệu cho sinh họat của tổ chức không chỉ giới hạn trong phạm vi địa phương.

Tôi cũng rất tin tưởng, trường hợp của người tân huynh trưởng trẻ tuổi trên sẽ tìm thấy tại nhiều nơi, trong nhiều đơn vị để cho đoàn thể chúng ta có cơ hội thăng tiến trên đường phục vụ lợi ích quần sanh.

Hân hoan với suy nghĩ của mình, trong một lúc lại có thêm hai hình ảnh hiện về rõ nét với tôi. Vừa rồi, Anh - một huynh trưởng - đã dành nguyên một tháng trời để bay từ Dallas về San Jose tham dự một khóa thiền Tuệ minh sát (vipasana). Tôi cũng có  chút kinh nghiệm về việc tu thiền nên thấy không phải ai cũng dễ dàng làm được. Trước hết, phải có sự QUYẾT TÂM, dám bỏ công việc, dám xa gia đình, mới đi được, chưa kể, tốn công, tốn của khá nhiều.

Thứ đến, lại phải có sự THÍCH THÚ đúng mức, mới có thể ngồi yên gần 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày, ròng rã một tháng, trầm tư mặc tưởng, bỏ ngoài tai mọi chuyện thị phi, náo nhiệt của thế gian. Cũng không đơn giản khi thực hành thiền tọa. Chân tréo ngồi yên, giữ lưng thẳng, theo dõi hơi thở ra vào chính là lúc tâm tư nổi sóng nhiều hơn, mạnh hơn. Nếu tâm không bền, chí không vững thì chỉ cần vài ngày là “bứt” ngay! Nhận được tin, tôi liền gởi text hỏi thăm, khuyến khích “bạn đồng hành” bền chí, thoải mái  thực tập. Anh yên lặng, không hồi âm. Tôi cũng mặc nhiên “biết” mọi chuyện đang diễn ra từng ngày, từng giờ trong không gian và thời gian đó. Cho đến ngày cuối, mãn khóa tu, nhận được text trả lời: cám ơn Thầy, con xong rồi, nhưng thời giờ không tiện vì con phải “bay” về “chốn cũ” chiều nay rồi, nên Thầy hoan hỷ, cho con ghé thăm vào dịp khác. Có ghé thăm nhau hay không đâu phải là vấn đề, miễn Anh đã gặp mọi thuận duyên, trở về với chính mình trong an vui, là tôi cũng thấy vui rồi. Cả hai chúng tôi đều có niềm vui. Và chính nhờ Niềm Vui mà người Huynh trưởng yên lòng tiến bước, ngày qua ngày, với lý tưởng trên vai, niềm an lạc trong lòng.

Khoảng 2 tháng sau, gặp lại nhau trong một Trại Hè khác, trên dãy Rockies Mountains, tay bắt mặt mừng, chúng tôi đã có dịp hàn huyên bên dòng suối nhỏ. Thật rất vui khi nghe Anh kể chuyện thực tập thiền quán với các truyền thống khác nhau. Chẳng phải từ sau những giờ khổ luyện tĩnh lặng với nội tâm, giờ đây, Anh tỏ ra nhìn sâu, hiểu rõ hơn khi nói về những tảng đá đang nằm yên bên bờ suối. Anh cũng quan tâm đến sự cần thiết của việc giữ gìn môi trường sống, môi sinh nghĩa là thế giới của mọi loài sinh vật chung quanh. Con người, giờ đây, cần ý thức đúng mức về sự tôn trọng sự sống và quyền sống không chỉ của riêng mình.

Anh nói rất đúng, tu tập chính là sống tỉnh thức và biết được những hậu quả của những việc chúng ta làm trong đời sống hàng ngày. Do đó, khi người Huynh trưởng phát tâm thọ Thập Thiện giới của người Phật tử tại gia là lúc người Huynh trưởng sống với thái độ tích cực, hăng hái, muốn đem tấm lòng của mình nuôi dưỡng tâm Bồ đề cho vững chắc, và góp sức làm cho cuộc đời bớt khổ. Khi giữ giới không trộm cướp, chúng ta đã bảo vệ chính mình, không gây nghiệp xấu để sau này phải chịu cảnh cùng quẫn. Hơn nữa, với tinh thần nhập thế, đem Đạo vào đời, chúng ta nỗ lực làm việc bố thí, ban cho tình thương, cống hiến nìềm vui, kể cả những nụ cười tươi mát trong những ngày giờ sinh họat với đơn vị của mình. Từ đó, hình ảnh người Huynh trưởng áo lam GĐPT sẽ là những hình ảnh đẹp giữa đời sống, trong lòng xã hội hôm nay.

Hình ảnh thứ hai là Chị Huynh trưởng, còn ở tuổi trung niên, hăng hái cầm còi, tháo vát nhiều mặt với một niềm tin vững chãi là quyết “lo cho đàn em” với tất cả sức lực, năng lực của mình. Đức tính hy sinh, nhẫn nại như vậy thật hiếm thấy. Xong với công tác trại Hè, chị tính tới  chương trình dẫn một sốphụ huynh, đoàn sinh  đi ngoạn cảnh Yosemite giúp cho mọi người nghỉ ngơi thoải mái trong không gian thiên nhiên tĩnh lặng. Trở lại đơn vị, lại tham gia tu học với Đạo tràng, nghiêm chỉnh ngồi yên, lắng đọng tâm tư nghe từng lời giảng dạy… Nhìn Chị, ta cảm tưởng đó là một chân hành giả thứ thiệt! Không có đâu, chị cũng cười giỡn với các em, gần gũi với phụ huynh, những bạn bè trong Ban Huynh trưởng, nhưng khi tu học thì, chuyển qua thế tĩnh, biết cách ngồi yên, trở về với hơi thở chánh niệm…

Ngoài ra, Chị không thiếu những sáng kiến độc đáo mà cốt yếu, là giúp cho các em Đoàn sinh được thoải mái, không bị bó buộc quá mức trong khuôn khổ, trái lại, còn được gần gũi với nhau trong buổi Movie Night ở chùa, ăn cơm chay, tập làm bánh, vui thật là vui.

Tháng sau, trong kế hoạch làm sạch thành phố, khu vực, Chị lại lên tiếng kêu gọi, điều động các em Đoàn sinh ngành thiếu tham gia với Cộng đồng. Trong buổi lễ khánh thành một trạm Cứu Hỏa có sự tham dự đông đảo của giới chức chính quyền quận hạt, chúng ta nghe được, không thiếu những lời khen ngợi, tán dương các Huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT của chúng ta. Người Mỹ bản xứ thật sự hâm mộ và có cảm tình sâu đậm khi thấy các em Đoàn sinh GĐPT có mặt, hăng hái  góp sức vào những công tác giáo dục, xã hội tại địa phương.

Những Huynh trưởng lòng đầy nhiệt huyết, với sự tin tưởng sâu sắc vào Phật pháp, vào công phu tu tập để nuôi dưỡng đạo tâm cho thuần thục, thì chắc chắn sẽ là những nhân tố quý báu nhất cho sự xây dựng, phát triển tổ chức. Mong thay!

Tương lai tổ chức chúng ta sẽ tùy thuộc, phần lớn, vào sự cống hiến của lớp người đầy ý thức này và niềm tin tưởng của chúng ta vào viễn tượng lạc quan của tổ chức thêm vững bền khi có sự dấn thân thực sự  của lớp người có trách nhiệm đó. 

                                                                                                 

                                                                                     Thích Từ-Lực